Quá trình thành lập HTX cần có sự chuẩn bị và tiến hành theo lộ trình như sau:
1. Thành lập Ban vận động xây dựng hợp tác xã
Để thành lập HTX, điều trước tiên chính quyền cấp xã cần vận động bà con nông dân đề cử những người có trình độ năng lực cao vào Ban vận động hình thành HTX. Ban vận động có các nhiệm vụ sau :
- Phối hợp với các cơ quan chức năng hướng dẫn, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước có liên quan về kinh tế tập thể đến rộng rãi quần chúng ;
- Hỗ trợ sáng lập viên trong việc vận động nhân dân tham gia HTX.
- Hỗ trợ sáng lập viên về các thủ tục thành lập HTX và cùng tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình thành lập Hợp tác xã.
Thành phần Ban vận động :
- Một Phó Chủ tịch xã làm trưởng Ban;
- Các thành viên gồm : CB chuyên trách Địa chính-Nông nghiệp, kinh tế, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội Cựu chiến binh, các Ban Nhân dân ấp.
2. Trình tự thàh lập Hợp tác xã. (Theo Luật Hợp tác xã năm 2003)
Bước 1: Xác định nhu cầu hợp tác :
Các vấn đề cần được xác định:
- Đối tượng cần hợp tác.
- Điều kiện sản xuất kinh doanh của địa phương.
- Các thuận lợi, khó khăn trong hoạt động của Hợp tác xã.các vấn đề trên cần được phân tích, đánh giá nhằm định hướng phát triển cho hợp tác xã.
- Mối quan tâm của địa phương.
Bước 2 : Sáng lập và công tác vận động.
Nhiệm vụ 1: Tìm sáng lập viên :
Sáng lập viên có vai trò đặc biệt quan trọng đối với Hợp tác xã vì là người khởi xướng việc thành lập Hợp tác xã và tham gia Hợp tác xã, Sáng lập viên là Cá nhân, hộ gia đình hoặc pháp nhân khởi xướng việc thành lập hợp tác xã và tham gia hợp tác xã. ( dưới đây gọi tắt là sáng lập viên)
Sáng lập viên phải là người có ý tưởng hình thành việc hợp tác, có hiểu biết về Luật và tổ chức Hợp tác xã, có nhiệt tình, uy tín, khả năng, hiểu biết về những vấn đề mà Hợp tác xã dự định sản xuất kinh doanh-dịch vụ, có khả năng đề xướng các chương trình và lập kế hoạch hoạt động của Hợp tác xã.
Nhiệm vụ 2:
Sáng lập viên báo cáo bằng văn bản với Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi dự định đặt trụ sở chính của hợp tác xã về việc thành lập, địa điểm đóng trụ sở, phương hướng sản xuất, kinh doanh và kế hoạch hoạt động của hợp tác xã.
Sáng lập viên tiến hành tuyên truyền, vận động các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân khác có nhu cầu tham gia hợp tác xã; xây dựng phương hướng sản xuất, kinh doanh; dự thảo Điều lệ hợp tác xã và xúc tiến các công việc cần thiết khác để tổ chức hội nghị thành lập hợp tác xã.
Chuẩn bị những tài liệu pháp lý, quản lý nhà nước liên quan đến hoạt động của Hợp tác xã
Nhiệm vụ 3. Xây dựng dự thảo Điều lệ Hợp tác xã
Sáng lập viên xây dựng Điều lệ cho hợp tác xã trên cơ sở bản hướng dẫn xây dựng Điều lệ, Điều lệ Hợp tác xã có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên hợp tác xã, biểu tượng của hợp tác xã (nếu có);
b) Địa chỉ trụ sở chính của hợp tác xã;
c) Ngành, nghề sản xuất, kinh doanh;
d) Các quy định về đối tượng, điều kiện, thủ tục gia nhập hợp tác xã và ra hợp tác xã của xã viên;
đ) Các quy định về quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của xã viên;
e) Nguyên tắc và đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc;
g) Vốn điều lệ của hợp tác xã;
h) Vốn góp tối thiểu: mức góp, hình thức góp, thời hạn góp và điều kiện trả lại vốn góp của xã viên;
i) Thẩm quyền và phương thức huy động vốn;
k) Nguyên tắc trả công, xử lý các khoản lỗ; chia lãi theo vốn góp, theo công sức đóng góp của xã viên và theo mức độ sử dụng dịch vụ của hợp tác xã; trích lập, quản lý và sử dụng các quỹ của hợp tác xã;
l) Thể thức quản lý, sử dụng, bảo toàn và xử lý phần tài sản chung, vốn tích luỹ của hợp tác xã khi hợp tác xã đang hoạt động và khi hợp tác xã giải thể;
m) Cơ cấu tổ chức quản lý hợp tác xã; chức năng, quyền, nhiệm vụ và trách nhiệm của Ban quản trị, Trưởng Ban quản trị, Chủ nhiệm hợp tác xã, Ban kiểm soát, Trưởng Ban kiểm soát và các bộ phận giúp việc cho hợp tác xã;
n) Người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã;
o) Thể thức tiến hành Đại hội và thông qua quyết định của Đại hội xã viên;
p) Chế độ xử lý vi phạm Điều lệ hợp tác xã và nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;
q) Thể thức sửa đổi Điều lệ hợp tác xã;
r) Các quy định khác do Đại hội xã viên tự quyết định nhưng không trái với quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ 4. Xây dựng dự thảo phương hướng sản xuất kinh doanh-dịch vụ của Hợp tác xã:
4.1. Nêu rõ các lĩnh vực hoạt động của Hợp tác xã;
Đối với từng ngành nghề kinh doanh cần đánh giá các nội dung sau:
+ Đánh giá thị trường: (lượng sản phẩm hiện có, nguồn, mức độ đáp ứng cung cầu)
+ Dự kiến đầu vào:
a. Nguồn: nguyên, nhiên liệu...
b. Nguồn vốn:
c. Nguồn lao động:
d. Nguồn công nghệ, máy móc, thiết bị kỹ thuật: . . .
Đánh giá tổng quan khả năng, công suất, số lượng sản phẩm/ thời gian, đơn giá sản xuất cho một đơn vị sản phẩm.
+ Dự kiến đầu ra:
- Thị trường tiêu thụ:
- Giá bán:
- Các chi phí
- Lợi nhuận:
- Thu nhập xã viên
- Dự kiến nộp thuế
+ Biện pháp bảo vệ môi trường:
- Những nguyên liệu độc hại:
- Chất thải rắn:
- Chất thải khí:
- Chất thải nước:
- Biện pháp khắc phục:
4.2.Mục tiêu và các giải pháp để đạt được mục tiêu;
4.3. Dự kiến hướng phát triển hợp tác xã trong các năm tới.
Nhiệm vụ 5. Xác lập danh sách những người có nhu cầu tham gia Hợp tác xã.
Nhiệm vụ 6. Lấy ý kiến đóng góp của dân (những người sẽ là xã viên) về dự thảo Điều lệ Hợp tác xã và dự thảo phương hướng sản xuất kinh doanh-dịch vụ của Hợp tác xã.
Bước 3: Tổ chức Hội nghị thành lập Hợp tác xã
Hội nghị thành lập hợp tác xã do sáng lập viên tổ chức. Thành phần tham gia hội nghị bao gồm sáng lập viên và cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có nguyện vọng trở thành xã viên.
Hội nghị thảo luận và thống nhất về phương hướng sản xuất, kinh doanh; kế hoạch hoạt động của hợp tác xã; dự thảo Điều lệ hợp tác xã; tên, biểu tượng (nếu có) của hợp tác xã và lập danh sách xã viên.
Hội nghị thảo luận và biểu quyết theo đa số các vấn đề sau đây:
a) Thông qua danh sách xã viên; số lượng xã viên từ 7 người trở lên;
b) Thông qua Điều lệ, Nội quy hợp tác xã;
c) Quyết định thành lập riêng hay không thành lập riêng bộ máy quản lý và bộ máy điều hành hợp tác xã.
Đối với hợp tác xã thành lập một bộ máy vừa quản lý vừa điều hành thì bầu Ban quản trị và Chủ nhiệm; Chủ nhiệm hợp tác xã đồng thời là Trưởng Ban quản trị; quyết định số lượng Phó chủ nhiệm hợp tác xã.
Đối với hợp tác xã thành lập riêng bộ máy quản lý và bộ máy điều hành thì bầu Ban quản trị và Trưởng Ban quản trị trong số thành viên Ban quản trị; quyết định bầu hoặc thuê Chủ nhiệm hợp tác xã; quyết định số lượng Phó chủ nhiệm hợp tác xã;
Các chức danh của Hợp tác xã được xã viên bầu trực tiếp gồm:
d) Bầu Ban Quản trị, Chủ nhiệm và Trưởng Ban quản trị được bầu trong số thành viên của Ban quản trị.
đ) Bầu Ban kiểm soát và Trưởng Ban kiểm soát trong số thành viên của Ban kiểm soát;
e) Thông qua biên bản hội nghị thành lập hợp tác xã.
Sau khi hội nghị, vai trò của sáng lập viên kết thúc. Việc điều hành Hợp tác xã do Ban quản trị và Ban Chủ nhiệm đảm trách.
Bước 4: Đăng ký kinh doanh
Sau Đại hội, Chủ nhiệm (người đại diện theo pháp luật) Hợp tác xã xúc tiến thực hiện các thủ tục để đăng ký kinh doanh.
Hồ sơ đăng ký kinh doanh: gồm các loại sau :
1. Đơn đăng ký kinh doanh;
2. Điều lệ hợp tác xã;
3. Số lượng xã viên, danh sách Ban quản trị, Ban kiểm soát của hợp tác xã;
4. Biên bản đã thông qua tại Hội nghị thành lập hợp tác xã.
Hợp tác xã đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh hoặc cấp huyện nơi hợp tác xã dự định đặt trụ sở chính, tuỳ theo điều kiện cụ thể của hợp tác xã.
Người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã sẽ thành lập nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh đã chọn và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đăng ký kinh doanh.
Trong thời hạn mười lăm (15) ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh phải xem xét hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho hợp tác xã; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản;
Hợp tác xã có tư cách pháp nhân và có quyền hoạt động kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; đối với những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện mà hợp tác xã đăng ký hoạt động thì hợp tác xã được kinh doanh những ngành, nghề đó kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh hoặc có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Trường hợp không đồng ý với quyết định từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cơ quan đăng ký kinh doanh, người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã sẽ thành lập có quyền khiếu nại đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Toà án theo quy định của pháp luật.
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CẦN CÓ
Các văn bản sau đây hợp tác xã cần có để tham khảo, vận dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của mình:
- Luật Hợp tác xã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003;
- Nghị định của Chính phủ số 02/CP ngày 02 tháng 01 năm 1997 về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp đối với Hợp tác xã;
- Nghị định số 177/2004/NĐ-CP ngày 12/10/2004 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hợp tác xã năm 2003;
- Nghị định số 77/2005/NĐ-CP ngày 09/6/2005 của Chính phủ Về việc ban hành Mẫu hướng dẫn xây dựng Điều lệ hợp tác xã;
- Nghị định số 87/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ Về đăng ký kinh doanh hợp tác xã;
- Nghị định số 88/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ Về một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác xã;
- Nghị định số 94/2005/NĐ-CP ngày 15/7/2005 của Chính phủ Về giải quyết quyền lợi của người lao động ở doanh nghiệp và hợp tác xã bị phá sản;
- Thông tư số 05/2005/TT-BKH ngày 15/12/2005 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hướng dẫn một số quy định tại Nghị định số 87/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh hợp tác xã;
- Thông tư số 02/2006/TT-BKH ngày 13/2/2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Hướng dẫn một số điều tại Nghị định số 88/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính Phủ về một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác xã.
ĐỊA CHỈ CẦN LIÊN LẠC.
Để nhận được sự tư vấn hỗ trợ thành lập Hợp tác xã. Có thể liên lạc tại địa chỉ:
Trần Phúc Minh
Phòng Nông nghiệp & PTNT Châu Đức
Đc: Số 70 Trần Hưng Đạo TT. Ngãi Giao
Điện thoại, (FAX): 0643.881156; 0643.883139; 01666.055.006
Email: tpm1512@gmail.com hoặc tpm1512@yahoo.com
Mẫu 01/ĐKKD-HTX
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
.... ngày.... tháng.... năm 200...
Kính gửi:..................................
GIẢI TRÌNH
VỀ VIỆC THÀNH LẬP HỢP TÁC XÃ, LIÊN HIỆP HỢP TÁC XÃ
Chúng tôi gồm các thành viên:
1/ Năm sinh:
2/
3/
là công dân Việt Nam (hợp tác xã), có năng lực hành vi dận sự, với tư cách là những người sáng lập Hợp tác xã/Liên hiệp hợp tác xã, xin giải trình với UBND xã, phường (huyện, quận)...................... ......
Chương trình kế hoạch thành lập hợp tác xã như sau:
- Căn cứ Luật hợp tác xã, điều lệ mẫu cùng với việc tìm hiểu thị trường, điều kiện lao động, đất đai và các tiềm năng của địa phương, chúng tôi thấy có thể tổ chức hợp tác xã với các đặc trưng sau:
Tên...........................................................
Số lượng xã viên:.............................................
Số vốn điều lệ ước tính.......................................
Mục tiêu, ngành nghề kinh doanh...............................
Nguồn đầu vào: nguyên liệu...............................
Điều kiện về đất.........................................
Điều kiện thiết bị.......................................
Kỹ thuật.................................................
Lao động các loại........................................
Sản phẩm đầu ra: số lượng................................
Thị trường tiêu thụ......................................
Dự kiến thu nhập xã viên.................................
Đề nghị UBND xã, phường (huyện, quận) cho ý kiến và tạo điều kiện hỗ trợ giúp đỡ chúng tôi được tiến hành tuyên truyền vận động những thành viên có nhu cầu tham gia Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã xây dựng phương hướng sản xuất kinh doanh, dự thảo điều lệ và xúc tiến các công việc cần thiết khác để tổ chức hội nghị thành lập Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã.
Ý kiến của UBND xã, phường (huyện, quận) Đại diện các sáng lập viên
(Ký tên đóng dấu)
Mẫu 04/ĐKKD-HTX
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BIÊN BẢN ĐẠI HỘI XÃ VIÊN THÀNH LẬP
HỢP TÁC XÃ, LIÊN HIỆP HỢP TÁC XÃ
HỢP TÁC XÃ, LIÊN HIỆP HỢP TÁC XÃ
..... ngày.... tháng.... năm 200...
Tại:..........................................................
Thành phần:
- Số xã viên (thành viên) tham dự Đại hội:........ (có danh sách kèm theo: tên, năm sinh, địa chỉ, nghề nghiệp, vốn góp).
- Chủ toạ:.............................................
- Thư ký:..............................................
Đại biểu tham dự:......................................
Nội dung Đại hội:
1. Thông qua danh sách xã viên (hợp tác xã).
2. Biểu quyết về mức vốn góp tối thiểu.
3. Biểu quyết thông qua dự thảo Điều lệ HTX, Liên hiệp hợp tác xã với số phiếu......./ ..........; tỷ lệ........ %.
4. Thảo luận và thông qua phương án kinh doanh, biện pháp bảo vệ môi trường.
5. Bầu các chức danh quản lý:
a. Thành viên Ban quản trị:..........
b. Chủ nhiệm:........................
c. Bầu Ban kiểm soát:................ ..................... .....................
6. Đại hội HTX, Liên hiệp hợp tác xã......... thông qua Biên bản hội nghị thành lập.
Thư ký Chủ toạ
Mẫu 06/ĐKKD-HTX
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
..... ngày.... tháng..... năm 200...
GIẤY XÁC NHẬN
TRỤ SỞ HỢP TÁC XÃ, LIÊN HIỆP HỢP TÁC XÃ
Uỷ ban nhân dân xã (phường) huyện................... tỉnh...........
Xác nhận Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã:..........
Có trụ sở giao dịch chính tại:............. ...........................................
gồm: Tổng diện tích đất:
Nhà: cấp...... mặt bằng........ số tầng............
Nguồn gốc đất:
Nguồn gốc nhà:
Hình thức: (thuê, giao đất, giao nhà, mượn dài hạn).
Việc sử dụng trụ sở của HTX, Liên hiệp hợp tác xã........ là hợp pháp, không có tranh
chấp.
T/M UBND xã (phường)
(Ký tên đóng dấu)
Mẫu 05/ĐKKD-HTX
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------
HƯỚNG DẪN
LẬP PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT KINH DOANH
Tên HTX, Liên hiệp hợp tác xã:
Trụ sở giao dịch chính: Số lượng xã viên (thành viên):
Vốn điều lệ:
Ngành nghề kinh doanh:
Đối với từng ngành nghề kinh doanh cần đánh giá các nội dung sau:
1. Đánh giá thị trường: (lượng sản phẩm hiện có, nguồn, mức độ đáp ứng cung cầu)
2. Dự kiến đầu vào:
a. Nguồn: nguyên, nhiên liệu...
b. Nguồn vốn:
c. Nguồn lao động:
d. Nguồn công nghệ, máy móc, thiết bị kỹ thuật: . . .
Đánh giá tổng quan khả năng, công suất, số lượng sản phẩm/ thời gian, đơn giá sản xuất cho một đơn vị sản phẩm.
3. Dự kiến đầu ra:
- Thị trường tiêu thụ:
- Giá bán:
- Các chi phí
- Lợi nhuận:
- Thu nhập xã viên
- Dự kiến nộp thuế
4. Biện pháp bảo vệ môi trường:
- Những nguyên liệu độc hại:
- Chất thải rắn:
- Chất thải khí:
- Chất thải nước:
- Biện pháp khắc phục:
Ngày tháng năm 200
Ký tên
NGHỊ ĐỊNH 151/2007/NĐ-CP | |
tổ chức và hoạt động của Tổ hợp tác | |
Download văn bản tại đây |
THÔNG TƯ 04/2008/TT-BKH | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Về hướng dẫn một số quy định tại Nghị định 151/2007/NĐ-CP ngày 10/10/2007 về tổ chức và hoạt động của Tổ hợp tác | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Download văn bản tại đây
|
0 nhận xét:
Đăng nhận xét