Xem tin tuc mới

NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CHẾ PHỐI HỢP CỦA BAN CHỈ ĐẠO PHÒNG, CHỐNG LỤT, BÃO TRUNG ƯƠNG, BAN CHỈ HUY PHÒNG, CHỐNG LỤT, BÃO VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN CÁC BỘ, NGÀNH VÀ ĐỊA PHƯƠNG

Thứ Năm, 4 tháng 3, 2010
CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
Số: 14/2010/NĐ-CP  
Hà Nội, ngày 27 tháng 02 năm 2010

NGHỊ ĐỊNH
QUYĐỊNH VỀ TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CHẾ PHỐI HỢP CỦA BAN CHỈ ĐẠO PHÒNG, CHỐNGLỤT, BÃO TRUNG ƯƠNG, BAN CHỈ HUY PHÒNG, CHỐNG LỤT, BÃO VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN CÁCBỘ, NGÀNH VÀ ĐỊA PHƯƠNG
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Đê điều ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão ngày 20 tháng 3 năm 1993 và Pháp lệnh sửađổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão ngày 24 tháng 8năm 2000;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trưởng Ban Chỉđạo phòng, chống lụt, bão Trung ương,
NGHỊ ĐỊNH:
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về tổchức, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương;Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và Tìm kiếm cứu nạn các Bộ, ngành và địaphương; cơ chế phối hợp vận hành trong ứng phó các tình huống thiên tai.

Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với cơquan, tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài đang sinh sống vàlàm việc trên lãnh thổ và các vùng biển, đảo của Việt Nam.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. Thiên tai quy định trong nghị định này bao gồm: mưa lớn, áp thấpnhiệt đới, bão, lũ, lũ quét, ngập lụt, giông, lốc, sét, sạt lở do mưa lũ, nướcdâng, động đất, sóng thần.
2. Tình huống thiên tai là giai đoạn kể từ khi một hoặc một số thiêntai quy định tại khoản 1 Điều 3, bắt đầu xuất hiện và có khả năng gây ảnh hưởngđến tính mạng, tài sản của Nhà nước, nhân dân và các hoạt động kinh tế, xã hộitrên lãnh thổ, các vùng biển, đảo của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Namcho đến khi không còn khả năng gây ảnh hưởng đến Việt Nam.
Chương 2.
TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ BAN CHỈ ĐẠO PHÒNG, CHỐNG LỤT, BÃOTRUNG ƯƠNG, BAN CHỈ HUY PHÒNG, CHỐNG LỤT, BÃO VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN CÁC BỘ, NGÀNHVÀ ĐỊA PHƯƠNG
Điều 4. Ban Chỉ đạophòng, chống lụt, bão Trung ương
Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt,bão Trung ương là cơ quan tham mưu, giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trongviệc đôn đốc, chỉ đạo điều hành công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậuquả thiên tai trên phạm vi cả nước.
1. Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt,bão Trung ương gồm các thành viên sau:
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn làm Trưởng ban:
Một Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn làm Phó Trưởng ban thường trực;
Một Phó Chủ nhiệm Văn phòngChính phủ làm Phó trưởng ban;
Một Phó Tổng Tham mưu trưởngQuân đội nhân dân Việt Nam làm Phó trưởng ban;
Các ủy viên gồm đại diện là lãnhđạo các Bộ, ngành: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường,Công an, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Giáo dục và Đào tạo, Thôngtin và Truyền thông, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Xây dựng, Giao thông vậntải, Y tế, Khoa học và Công nghệ, Ngoại giao, Lao động – Thương binh và Xã hội,Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam.
Căn cứ yêu cầu công tác, TrưởngBan Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương quyết định bổ sung lãnh đạo một sốcơ quan, tổ chức có liên quan tham gia Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trungương.
2. Các thành viên Ban Chỉ đạo phòng,chống lụt, bão Trung ương làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Nhiệm vụ của cácthành viên Ban Chỉ đạo do Trưởng Ban phân công.
Thành viên Ban Chỉ đạo phòng,chống lụt, bão Trung ương do Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trungương quyết định trên cơ sở đề nghị của các Bộ, ngành, cơ quan liên quan.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương.
Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt,bão Trung ương được sử dụng dấu quốc huy để thực hiện các nhiệm vụ của Ban.
Ban có Văn phòng thường trực doCục Quản lý đê điều và Phòng, chống lụt, bão kiêm nhiệm. Trụ sở chính của Vănphòng thường trực đặt tại Hà Nội, có hai đại diện vùng là Trung tâm phòng,chống lụt, bão đặt tại thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng. Văn phòngthường trực được cấp kinh phí và mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để hoạt động.
Điều 5. Ban Chỉ huyphòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn các cấp địa phương
Ban Chỉ huy phòng, chống lụt,bão và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã do Chủ tịch Ủy ban nhân dâncùng cấp thành lập, tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp trong việc kiểm tra,đôn đốc, chỉ huy điều hành công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiêntai trong phạm vi địa phương.
1. Thành viên của Ban Chỉ huy phòng,chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn địa phương gồm:
Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủyban nhân dân cùng cấp làm Trưởng ban;
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn làm Phó trưởng ban thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão vàtìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh;
Thủ trưởng cơ quan quân sự địa phương,Thủ trưởng cơ quan Biên phòng địa phương đối với các địa phương có biên giớilàm Phó trưởng ban;
Các ủy viên là lãnh đạo các cơquan liên quan đến công tác phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn của địaphương;
Đối với cấp xã, thành viên làcác cán bộ chuyên môn phụ trách các lĩnh vực liên quan làm ủy viên.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn là cơ quan thường trực của Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếmcứu nạn cấp tỉnh. Ban có Văn phòng thường trực, được sử dụng cơ quan quản lý vềđê điều, thủy lợi của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiêm nhiệm, có condấu, được cấp kinh phí và mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để hoạt động.
3. Căn cứ điều kiện cụ thể củađịa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định phòng chức năng thuộcỦy ban nhân dân cấp huyện làm Văn phòng thường trực và được cấp kinh phí đểhoạt động.
4. Trụ sở của Ban Chỉ huy phòng,chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn cấp xã đặt tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã.Ban sử dụng một số cán bộ chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp xã làm bộ phận thườngtrực.
5. Thành viên Ban Chỉ huy phòng,chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn các cấp làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
6. Nhiệm vụ của các thành viênBan Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn địa phương do Trưởng banphân công.
Điều 6. Ban Chỉ huyphòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn các Bộ, ngành Trung ương
Ban Chỉ huy phòng, chống lụt,bão và Tìm kiếm cứu nạn các Bộ, ngành do Thủ trưởng các Bộ, ngành thành lập,tham mưu giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng các ngành trong công tác đôn đốc, chỉ đạođiều hành công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai thuộcphạm vi chức năng, nhiệm vụ của Bộ.
1. Ban Chỉ huy phòng, chống lụt,bão và tìm kiếm cứu nạn các Bộ, ngành gồm các thành viên: một lãnh đạo Bộ, ngànhlàm Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn của Bộ, ngành.Căn cứ cơ cấu tổ chức của từng Bộ, ngành, Bộ trưởng, Thủ trưởng ngành quyếtđịnh về số lượng, cơ cấu, nhiệm vụ các thành viên của Ban cho phù hợp.
2. Căn cứ chức năng, nhiệm vụđược giao và yêu cầu công tác phòng, chống, lụt bão và tìm kiếm cứu nạn, Bộtrưởng, Thủ trưởng các ngành quyết định việc thành lập Văn phòng thường trựcphòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn. Văn phòng thường trực có con dấu,được cấp kinh phí và mở tài khoản để hoạt động.
3. Trụ sở của Ban đặt tại cơquan Bộ, ngành.
Điều 7. Nhiệm vụ của BanChỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương
Thực hiện các nhiệm vụ được quy địnhtại khoản 1 Điều 11 Nghị định số 08/2006/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2006 củaChính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão đãđược sửa đổi, bổ sung ngày 24 tháng 8 năm 2000 và quy chế phòng, chống động đất,sóng thần đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Điều 8. Nhiệm vụ của BanChỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn địa phương
Tham mưu giúp Chủ tịch Ủy bannhân dân cùng cấp thực hiện nhiệm vụ đôn đốc, chỉ đạo, điều hành công tác phòngngừa, ứng phó, tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả thiên tai.
Điều 9. Nhiệm vụ của BanChỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn các Bộ, ngành
Tham mưu giúp Bộ trưởng, Thủtrưởng các ngành thực hiện trách nhiệm của Bộ, ngành cơ quan trung ương quyđịnh tại các khoản từ 2 đến 20 Điều 11 Nghị định số 08/2006/NĐ-CP ngày 16 tháng01 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Phòng,chống lụt, bão đã được sửa đổi, bổ sung ngày 24 tháng 8 năm 2000 và quy chếphòng, chống động đất, sóng thần; các quyết định về công tác tìm kiếm cứu nạnđã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ban hành.
Chương 3.
QUYỀN HẠN CỦA BAN CHỈ ĐẠO PHÒNG, CHỐNG LỤT, BÃO TRUNG ƯƠNG;BAN CHỈ HUY PHÒNG, CHỐNG LỤT, BÃO VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN CÁC BỘ, NGÀNH VÀ ĐỊAPHƯƠNG
Điều 10. Quyền hạn củaBan Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương
1. Yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trườngchỉ đạo các cơ quan chức năng cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin khí tượngthủy văn; yêu cầu Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam chỉ đạo Viện Vật lý địacầu cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin về động đất, cảnh báo sóng thầntheo quy định.
2. Yêu cầu các Bộ, ngành, địa phươngxây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ứng phó vàkhắc phục hậu quả thiên tai.
3. Quyết định huy động nhân lực,vật tư, phương tiện của các tổ chức cá nhân để ứng cứu, cứu trợ kịp thời những tìnhhuống cấp bách vượt quá khả năng xử lý của địa phương.
4. Chủ trì, phối hợp với các Bộ:Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Lao động – Thươngbinh và Xã hội và các cơ quan liên quan đề xuất, trình Thủ tướng Chính phủquyết định các biện pháp và mức hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai.
Điều 11. Quyền hạn củaBan Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn các địa phương:
1. Yêu cầu các cơ quan chuyênmôn cùng cấp và Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn cấp dướixây dựng kế hoạch, phương án, bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện và dự trữnhu yếu phẩm thiết yếu cho công tác phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn.
2. Yêu cầu cơ quan dự báo khítượng thủy văn địa phương cung cấp kịp thời các thông tin dự báo về thời tiết,thủy văn nguy hiểm.
3. Quyết định theo thẩm quyềnhuy động nhân lực, vật tư, phương tiện của các tổ chức, cá nhân để ứng cứu, cứutrợ kịp thời các tình huống cấp bách xảy ra trên địa bàn.
4. Trưởng Ban Chỉ huy phòng,chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh quyết định và chỉ đạo các biện phápđảm bảo an toàn các phương tiện hoạt động trên sông, trên biển bao gồm việc chophép hoặc không cho phép tàu thuyền ra khơi khi có bão, áp thấp nhiệt đới, có khảnăng gây ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản thuộc phạm vi quản lý của địaphương.
5. Trưởng Ban Chỉ huy phòng,chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh quyết định việc cho học sinh nghỉhọc trong tình huống bão, lũ và thiên tai nguy hiểm để đảm bảo an toàn.
6. Trưởng Ban Chỉ huy phòng,chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn các cấp quyết định và tổ chức thực hiện việcsơ tán dân trong vùng nguy hiểm đến nơi an toàn.
7. Quyết định các biện pháp khắcphục hậu quả thiên tai ở địa phương yêu cầu các ngành, các cấp triển khai thực hiệncác biện pháp khắc phục hậu quả, báo cáo cấp có thẩm quyền về thiệt hại và nhucầu hỗ trợ.
Điều 12. Quyền hạn củaBan Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn các Bộ, ngành bao gồm:
1. Yêu cầu các cơ quan, đơn vịtrực thuộc xây dựng và tổ chức thực hiện phương án, kế hoạch phòng, chống lụt,bão và tìm kiếm cứu nạn hàng năm bảo vệ người, tài sản, công trình phòng, chốnglụt, bão và cơ sở kinh tế - xã hội thuộc phạm vi quản lý của cơ quan, đơn vị.
2. Yêu cầu các cơ quan, đơn vịtrực thuộc cung cấp kịp thời nhân lực, vật tư, kỹ thuật, phương tiện đáp ứngyêu cầu huy động cho công tác cứu hộ, cứu trợ khi cần thiết.
3. Yêu cầu các đơn vị trực thuộcđánh giá, tổng hợp tình hình thiệt hại sau thiên tai báo cáo cấp có thẩm quyền vàtổ chức khắc phục hậu quả.
Chương 4.
PHỐI HỢP ỨNG PHÓ CÁC TÌNH HUỐNG THIÊN TAI
Điều 13. Nguyên tắc phốihợp
1. Chỉ đạo ứng phó các tìnhhuống thiên tai phải đảm bảo nguyên tắc chỉ huy thống nhất, phân công cụ thể,chủ động, kịp thời và phù hợp với diễn biến thực tế tình huống thiên tai.
2. Khi có nhiều lực lượng cùngtham gia ứng phó tình huống thiên tai trên một địa bàn, Trưởng Ban Chỉ huyphòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn cao nhất của địa phương hoặc ngườiđược Trưởng ban ủy quyền là người chỉ huy ứng phó.
3. Thiên tai xảy ra và có khảnăng ảnh hưởng đến địa phương nào, địa bàn nào, chính quyền và các lực lượngtại địa phương đó, địa bàn đó phải chủ động triển khai ứng phó ngay theo phươngchâm “4 tại chỗ”.
Điều 14. Phối hợp trongdự báo, cảnh báo và chỉ đạo phòng tránh thiên tai
1. Trung tâm dự báo Khí tượngthủy văn Trung ương thực hiện dự báo áp thấp nhiệt đới, bão, lũ trên phạm vi cảnước; các Đài khí tượng thủy văn khu vực, các Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnhthực hiện dự báo chi tiết và phân phối tin dự báo đối với khu vực được phâncông phụ trách; Viện Vật lý địa cầu phát tin động đất, cảnh báo sóng thần theoquy định.
2. Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt,bão Trung ương quyết định cảnh báo và chỉ đạo phòng tránh, ứng phó với tình huốngthiên tai trên phạm vi cả nước; Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếmcứu nạn các Bộ, ngành, địa phương quyết định cảnh báo và chỉ đạo các biện phápứng phó với thiên tai trên phạm vi quản lý của Bộ, ngành, địa phương.
Điều 15. Phối hợp pháttin dự báo, cảnh báo và chỉ đạo phòng tránh thiên tai
1. Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt,bão Trung ương, Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn các Bộ, ngànhvà địa phương, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Công ty Thôngtin Hàng Hải, Bộ đội biên phòng, Đài Phát thanh và Truyền hình địa phương làcác cơ quan thực hiện phát tin chính thống về dự báo, cảnh báo và chỉ đạo phòngtránh thiên tai.
2. Các cơ quan thực hiện pháttin chính thống quy định tại khoản 1 Điều này chủ động phối hợp với các cơ quanliên quan tăng thời lượng, tần suất đưa tin kịp thời phục vụ công tác điều hành,chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trungương.
3. Việc phát tin dự báo, cảnhbáo thiên tai thực hiện qua sóng phát thanh truyền hình, hệ thống truyền thanh,thông tin hữu tuyến và vô tuyến, các phương tiện thông tin liên lạc như internet,loa tay và các phương tiện truyền tin truyền thống khác.
Điều 16. Phối hợp chỉ đạoứng phó thiên tai
1. Tình huống khi có bão, ápthấp nhiệt đới
a) Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt,bão Trung ương chỉ đạo các biện pháp chung ứng phó với bão, áp thấp nhiệt đới.
b) Ban Chỉ huy phòng, chống lụt,bão và tìm kiếm cứu nạn các cấp ở địa phương phối hợp với Bộ đội Biên phòng địaphương chủ động kiểm đếm người và tàu thuyền hoạt động trên biển, quyết định vàtổ chức thực hiện việc thông tin, hướng dẫn tàu thuyền thoát ra khỏi vùng nguy hiểmhoặc về nơi an toàn để trú tránh bão, áp thấp nhiệt đới.
c) Cơ quan quân sự, Biên phòngvà Công an địa phương huy động lực lượng, phương tiện giúp nhân dân trong việcsơ tán dân, chằng chống nhà cửa, sắp xếp vị trí neo đậu cho tàu thuyền, bảo vệ trậttự xã hội và tham gia cứu hộ, bảo vệ các công trình phòng, chống lụt, bão theosự phân công của Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn địaphương.
d) Chủ phương tiện, thuyềntrưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển giữ liên lạc thường xuyên vớiBan Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn, đồn Biên phòng, cơ quanthủy sản địa phương để thông báo về vị trí, tình trạng kỹ thuật của phươngtiện, số người trên tàu và chủ động thoát khỏi khu vực ảnh hưởng của bão, ápthấp nhiệt đới.
đ) Cộng đồng trên đất liền, hảiđảo triển khai các biện pháp ứng phó, chủ động chằng chống nhà ở hoặc sơ tán đểđảm bảo an toàn; tham gia các hoạt động phòng chống bão theo huy động của BanChỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn địa phương.
2. Tình huống khi có lũ lớn, lũ quétvà sạt lở
a) Quản lý giao thông
Ban Chỉ huy phòng, chống lụt,bão và tìm kiếm cứu nạn các cấp ở địa phương quyết định huy động và chỉ đạo cáclực lượng cảnh sát, các cơ quan quản lý giao thông và lực lượng thanh niên tìnhnguyện địa phương thực hiện các biện pháp, hướng dẫn, phân luồng đảm bảo an toàncác hoạt động giao thông triển khai lực lượng ứng trực tại các bến đò ngang vàcác địa bàn xung yếu.
b) Tuần tra canh gác đê theo cấpbáo động
Ban Chỉ huy phòng, chống lụt,bão và tìm kiếm cứu nạn các địa phương chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, lựclượng tuần tra canh gác đê triển khai tuần tra, canh gác đê điều theo cấp báođộng; huy động lực lượng xử lý sự cố ngay từ giờ đầu.
c) Tổ chức ứng phó lũ quét, sạtlở
Ban Chỉ huy phòng, chống lụt,bão và tìm kiếm cứu nạn các cấp ở địa phương, đặc biệt là cấp xã, phải tăngcường cán bộ chủ chốt, cán bộ chuyên môn, thanh niên tình nguyện, phương tiệncứu hộ cứu nạn, thông tin liên lạc, vật tư và nhu yếu phẩm thiết yếu sẵn sàngtại các địa bàn xung yếu, vùng có nguy cơ cao, dễ bị chia cắt.
d) Tổ chức sơ tán đảm bảo antoàn tính mạng và tài sản của nhân dân.
Ban Chỉ huy phòng, chống lụt,bão và tìm kiếm cứu nạn địa phương quyết định, chỉ đạo và triển khai việc sơtán người và tài sản ra khỏi vùng nguy cơ ngập lũ, lũ quét và sạt lở đảm bảo antoàn tính mạng và tài sản của nhân dân.
đ) Vận hành và triển khai bảo vệcông trình hồ chứa nước.
Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt,bão Trung ương chỉ đạo việc vận hành liên hồ chứa thủy điện Hòa Bình, Thác Bà,Tuyên Quang và các hồ khác theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ.
Ban Chỉ huy phòng, chống lụt,bão và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh, huyện chỉ đạo các cơ quan quản lý hồ chứa vậnhành công trình theo đúng quy trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; chủđộng huy động vật tư, phương tiện lực lượng xử lý các sự cố đảm bảo an toàn hồchứa.
3. Tình huống khi có tin cảnhbáo sóng thần
Khi nhận được tin cảnh báo sóng thần,Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn các Bộ, ngành, địa phươngthực hiện chế độ thông tin, tổ chức ứng phó, sơ tán dân, theo Quy chế Phòng,chống động đất sóng thần được ban hành kèm theo Quyết định số 78/2007/QĐ-TTgngày 29 tháng 5 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ.
Cộng đồng nhân dân chủ động khẩntrương sơ tán đến nơi an toàn ngay khi nhận được tin cảnh báo sóng thần.
4. Tình huống khi có tin độngđất
Trường hợp xảy ra động đất, BanChỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn các Bộ, ngành, địa phươngphối hợp thực hiện chế độ thông tin, tổ chức ứng phó, sơ tán dân, theo Quy chế Phòng,chống động đất, sóng thần ban hành kèm theo Quyết định số 78/2007/QĐ-TTg ngày29 tháng 5 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ.
Cộng đồng nhân dân chủ độngthông báo với người có thẩm quyền các thông tin về nạn nhân còn bị kẹt, bị vùilấp.
Điều 17. Phối hợp trongcứu hộ và tìm kiếm cứu nạn
1. Cứu hộ đê và công trình phòngchống lũ
Ban Chỉ huy phòng, chống lụt,bão và tìm kiếm cứu nạn địa phương huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ, cáclực lượng của các tổ chức; cá nhân, lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bànđể thực hiện việc cứu hộ; sẵn sàng nguồn lực, vật tư, phương tiện để hỗ trợ cácđịa bàn lân cận khi có yêu cầu.
Tình huống vượt quá khả năng củađịa phương, Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn địa phương báocáo kịp thời lên Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn cấp caohơn đề nghị hỗ trợ.
Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt,bão Trung ương chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương, phối hợp với các lực lượng vũtrang cứu hộ đê điều, hồ đập và công trình thủy lợi, công trình phòng, chốnglụt, bão khi xảy ra sự cố lớn vượt quá khả năng xử lý của địa phương.
2. Tìm kiếm cứu nạn trên biển
Việc tìm kiếm cứu nạn trên biển thựchiện theo Quy chế phối hợp tìm kiếm cứu nạn trên biển ban hành theo Quyết địnhsố 103/2007/QĐ-TTg ngày 12 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ.
3. Tìm kiếm cứu nạn trên đất liền
Ban Chỉ huy phòng, chống lụt,bão và tìm kiếm cứu nạn các địa phương chủ trì, huy động lực lượng, phương tiệntrên địa bàn chủ động thực hiện tìm kiếm, cứu nạn.
Trường hợp vượt quá khả năng củađịa phương, Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn địa phương báocáo kịp thời lên Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn cấp caohơn hoặc Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn đề nghị hỗ trợ.
Khi nhận được yêu cầu hỗ trợ, Ủyban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn huy động lực lượng, phương tiện của Ủy ban, của cácBộ, ngành, địa phương khác phối hợp tham gia tìm kiếm, cứu nạn.
Điều 18. Phối hợp trongcứu trợ khẩn cấp, khôi phục và tái thiết
1. Cứu trợ khẩn cấp
Ban Chỉ huy phòng, chống lụt,bão và tìm kiếm cứu nạn các địa phương tiến hành xác định, đánh giá thiệt hạivà nhu cầu cứu trợ khẩn cấp trên địa bàn; huy động nguồn lực dự phòng và nguồn kháctại địa phương để thực hiện công tác cứu trợ kịp thời.
Trong trường hợp nhu cầu cứu trợvượt quá khả năng xử lý của địa phương, phải tổng hợp báo cáo cấp cao hơn để đềnghị hỗ trợ.
Ban Chỉ huy phòng, chống lụt,bão cấp tỉnh và Bộ, ngành chỉ đạo đánh giá tổng hợp thiệt hại và nhu cầu hỗ trợtrong phạm vi địa phương và Bộ, ngành báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉđạo phòng, chống lụt, bão Trung ương, Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trungương phối hợp với các Bộ liên quan tổng hợp, đề xuất biện pháp xử lý, trình Thủtướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Trường hợp xảy ra thiên tainghiêm trọng, phạm vi ảnh hưởng rộng, Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trungương chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét,quyết định kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ.
2. Khôi phục tái thiết sau thiêntai
Khi kết thúc đợt thiên tai, Chủ tịchỦy ban nhân dân cấp tỉnh, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ chỉ đạocác cơ quan liên quan kiểm tra, đánh giá thiệt hại, xác định ưu tiên và xây dựngphương án khôi phục và tái thiết, huy động nguồn lực tại địa phương, Bộ, ngànhbao gồm nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức và nhân dân tổ chức khôiphục và tái thiết.
Trường hợp nhu cầu vượt quá khả năngnguồn lực của địa phương và Bộ, ngành, Bộ trưởng, Thủ trưởng ngành, Chủ tịch Ủyban nhân dân tỉnh, thành phố báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định hỗ trợ.Trường hợp trong năm tài chính không đủ nguồn kinh phí khôi phục, tái thiết,các Bộ, ngành, địa phương bố trí vào kế hoạch tài chính năm sau để xử lý khôiphục và tái thiết.
Chương 5.
TÀI CHÍNH BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO PHÒNG, CHỐNGLỤT, BÃO TRUNG ƯƠNG; BAN CHỈ HUY PHÒNG, CHỐNG LỤT, BÃO VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN CÁCBỘ, NGÀNH VÀ ĐỊA PHƯƠNG
Điều 19. Ngân sách nhànước đảm bảo cho các hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương,Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn các Bộ, ngành và địaphương để chi cho những nội dung sau:
1. Tổ chức hội họp; công tácphí; trực tiếp đi chỉ đạo tại nơi xảy ra thiên tai; dịch vụ công cộng; vật tưvăn phòng; thông tin liên lạc; thu thập số liệu phục vụ phòng chống thiên tai.
2. Trực ban phòng, chống lụt,bão tại văn phòng thường trực.
3. Tập huấn, huấn luyện, đàotạo, diễn tập về công tác phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn.
4. Phổ biến, tuyên truyền, nângcao nhận thức cộng đồng về pháp luật và kiến thức thiên tai hằng năm.
5. Bồi thường và thanh toán vậttư, phương tiện, nhiên liệu và chi trả thù lao cho cá nhân, tổ chức được huyđộng tham gia xử lý các tình huống khẩn cấp về phòng, chống lụt, bão và tìmkiếm cứu nạn.
6. Chi cho các hoạt động khen thưởngcác cá nhân, tổ chức có thành tích trong công tác phòng, chống lụt, bão và tìmkiếm cứu nạn.
Điều 20. Văn phòng thườngtrực Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương, Văn phòng thường trực Ban Chỉhuy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn các Bộ, ngành, Văn phòng hoặc cơquan thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn địa phươnghàng năm lập dự toán ngân sách chi cho các nội dung quy định tại Điều 19 Nghịđịnh này, báo cáo cấp thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện theo quy địnhcủa Luật Ngân sách.
Chương 6.
KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 21. Khen thưởng
Tổ chức, cá nhân có thành tích trongviệc thực hiện các nội dung quy định tại Nghị định này sẽ được khen thưởng theoquy định của pháp luật.
Điều 22. Xử lý vi phạm
Các tổ chức, cá nhân không thực hiệntrách nhiệm quy định tại Nghị định này thì tùy tính chất, mức độ vi phạm sẽ bịxử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sựtheo quy định của pháp luật.
Chương 7.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 23. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thihành kể từ ngày 20 tháng 4 năm 2010, thay thế Nghị định số 168- HĐBT ngày 19tháng 5 năm 1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) quy định về tổ chức,nhiệm vụ Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương và Ban Chỉ huy phòng,chống lụt, bão các cấp và các ngành. Các quy định trước đây trái với Nghị địnhnày đều bãi bỏ.
Điều 24. Trách nhiệm thihành
Bộ trưởng – Trưởng Ban Chỉ đạo phòng,chống lụt, bão Trung ương, các Bộ trưởng, Thủ trưởng các ngành, Chủ tịch Ủy bannhân dân các cấp địa phương, Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìmkiếm cứu nạn các Bộ, ngành, địa phương và các tổ chức, cá nhân có liên quan,chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTN (5b)
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Lên đầu trang