Xem tin tuc mới

Vấn đề phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin và nâng lên tầm cao mới trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam của Hồ Chí Minh

Thứ Sáu, 11 tháng 12, 2009
PGS, TS NGUYỄN HÙNG HẬU
Hồ Chí Minh – lãnh tụ thiên tài của nhân dân Việt Nam, nhà văn hoá lớn của thế giới. Người không chỉ truyền bá, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin trong điều kiện cụ thể của Việt Nam, đưa Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, mà Người còn phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin lên một tầm cao mới.
1. Khi phân tích những mâu thuẫn của CNTB, C.Mác và Ph. Ăngghen đã tiên đoán khả năng cách mạng nổ ra trước tiên ở các nước tư bản phát triển nhất, nơi những tiền đề vật chất của CNXH đã đạt đến độ chín muồi nhất định. Mới đầu các ông cho rằng cách mạng sẽ nổ ra ở Anh, Pháp, sau đó là Đức. Theo các ông, giữa xã hội tư bản và xã hội cộng sản là một thời kỳ cải tiến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia, thích ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị và Nhà nước của thời kỳ ấy là nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản. Nhưng đến năm 1877, hai ông lại cho rằng cách mạng sẽ nổ ra ở phương Đông mà Nga là nước tiên phong. C.Mác tán thành ý kiến của Sécnưsepxki cho rằng nước Nga có thể không cần phải trải qua những đau khổ của chế độ tư bản mà vẫn chiếm đoạt được mọi thành quả của chế độ ấy. Như vậy, về cơ bản, lý luận của hai ông đều cho rằng các nước tư bản phát triển có thể đồng loạt tiến lên XHCN. Tuy nhiên, các ông cũng dự báo khả năng phát triển rút ngắn như nước Nga.
Thời C.Mác và Ph. Ăngghen, hệ thống thuộc địa của CNTB đã được mở rộng, nhưng cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc chưa phát triển mạnh, bởi vậy, theo các ông, vận mệnh loài người, tương lai của cách mạng giải phóng dân tộc vẫn phần lớn phụ thuộc vào thắng lợi của cách mạng vô sản ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển.
Sang thời Lênin, khi phân tích CNTB ở giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, ông cho rằng CNXH có thể thắng lợi thậm chí trong một nước tư bản tách riêng (một mắt xích trong sợi dây truyền), và ông nêu ra tư tưởng trong những điều kiện lịch sử nhất định, những nước lạc hậu có thể phát triển rút ngắn, bỏ qua, không phải trải qua giai đoạn phát triển TBCN. Những điều kiện đó là gì?
a) Phương thức sản xuất bị bỏ qua đã tỏ ra lỗi thời về mặt lịch sử.
b) Có sự giúp đỡ của giai cấp công nhân đã giành được thắng lợi ở nước tư bản phát triển hơn.
c) Có đội tiên phong chính trị của giai cấp công nhân với đầy đủ kinh nghiệm và quyết tâm cùng toàn dân làm cuộc cách mạng giành được chính quyền về tay mình.
Thời Lênin, cách mạng giải phóng dân tộc đã trở thành một bộ phận của cách mạng vô sản, nên ông cho rằng cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản ở chính quốc cần phải liên minh với cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức ở các thuộc địa. Bởi vậy, thay thế cho khẩu hiệu thời C.Mác “Vô sản tất cả các nước liên hợp lại”, ông đưa ra khẩu hiệu: “Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại”.
Hồ Chí Minh trên góc độ của người thuộc địa, góc độ của các dân tộc bị áp bức đã phê phán một cách có căn cứ và hết sức sâu sắc chủ nghĩa đế quốc và đã chỉ ra rằng sức sống của chủ nghĩa đế quốc một phần quan trọng nằm ở thuộc địa. Người nói: “Hiện nay nọc độc và sức sống của con rắn độc tư bản chủ nghĩa đang tập trung ở các nước thuộc địa hơn là ở chính quốc”(1274). Đây là điều quan trọng mà Hồ Chí Minh bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin. Từ đó, Người viết: “CNTB là một con đỉa có một cái vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc và một cái vòi khác bám vào giai cấp vô sản ở các thuộc địa. Nếu người ta muốn giết con vật ấy, người ta phải đồng thời cắt cả hai vòi. Nếu người ta chỉ cắt một vòi thôi, thì cái cái vòi kia vẫn tiếp tục hút máu của giai cấp vô sản, con vật vẫn tiếp tục sống và cái vòi bị cắt đứt sẽ lại mọc ra”(1298). Tư tưởng này là sự cụ thể hoá và chứng minh cho quan điểm của Lênin về sự đoàn kết giữa giai cấp vô sản của các nước thuộc địa và các dân tộc bị áp bức để tiêu diệt CNTB – con đỉa có hai vòi. Người cho rằng cách mạng vô sản ở các nước tư bản và cách mạng giải phóng dân tộc như đôi cánh của một con chim. Từ đó Người đi đến kết luận: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác ngoài cách mạng vô sản”, và Người đã gắn cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân với cách mạng vô sản, gắn giải phóng dân tộc với CNXH, mang lại sự giải phóng triệt để cho con người Việt Nam.
2. Chủ nghĩa Mác-Lênin đề cao vấn đề giai cấp, còn ở Hồ Chí Minh, vấn đề giai cấp gắn bó mật thiết với vấn đề dân tộc, không có giai cấp chung chung đứng ngoài dân tộc, hai cái đó liên hệ với nhau một cách uyển chuyển và biện chứng. Trong hoàn cảnh mất nước thì quyền lợi dân tộc được đặt lên trên quyền lợi giai cấp, vì có giải phóng dân tộc mới giải phóng được giai cấp, giải phóng dân tộc đã bao hàm một phần giải phóng giai cấp, tạo tiền đề, điều kiện thuận lợi để giải phóng giai cấp. Theo Người, nếu không giải quyết được vấn đề giải phóng dân tộc, không đòi được tự do cho dân tộc thì chẳng những quốc gia dân tộc còn chịu mại kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm cũng không lại được. Không nên thấy người ta làm thế nào mình cũng làm như thế, người ta nói giai cấp đấu tranh, mình cũng ra khẩu hiệu giai cấp đấu tranh. Ngoài ra, trên cơ sở phân tích xã hội phương Đông, Người còn cho rằng đấu tranh giai cấp ở các nước phương Đông không quyết liệt như ở phương Tây, còn ở Việt Nam, chủ nghĩa dân tộc là một động lực lớn của lịch sử. Bởi vậy, theo Người, “cần phát động chủ nghĩa dân tộc bản xứ nhân danh Quốc tế cộng sản, đó là một chính sách mang tính hiện thực tuyệt vời, vì người ta sẽ không thể làm gì được cho người An nam nếu không dựa trên động lực vĩ đại và duy nhất của họ. Khi chủ nghĩa dân tộc của ta thắng lợi, phần lớn thế giới sẽ Xô viết hoá và lúc đó chủ nghĩa dân tộc ấy sẽ biến thành chủ nghĩa quốc tế, còn sự nghiệp của người bản xứ gắn mật thiết với sự nghiệp của vô sản toàn thế giới (1,469). Như vậy, ở Hồ Chí Minh, dân tộc và giai cấp liên hệ mật thiết với nhau, không tách rời nhau, có điều ở mỗi thời điểm lịch sử cụ thể thì cái nào nổi trội hơn nhằm đạt đến mục tiêu chiến lược và sách lược cụ thể. Thực tiễn cách mạng 75 năm qua đã chứng minh cho sự đúng đắn của quan điểm này.
3. Nếu như C. Mác tán thành quan điểm của Sécnưsépxki cho rằng nước Nga có thể bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, thì Lênin cho rằng: “So với những nước tiên tiến, thì đối với nước Nga, bắt đầu cuộc đại cách mạng vô sản là một điều dễ dàng hơn, nhưng tiếp tục cuộc cách mạng đó đến thắng lợi cuối cùng… lại là một điều khó khăn hơn” (2,478). Như vậy, theo Lênin, so với những nước tư bản tiên tiến, Nga làm cách mạng vô sản dễ hơn nhưng để đi đến thắng lợi cuối cùng thì lại khó khăn hơn. Khó đến mức mà hiện nay nước Nga xã hội chủ nghĩa là không còn nữa. Nghiên cứu tình hình cụ thể các nước phương Đông, Hồ Chí Minh cho rằng với những lý do lịch sử cho phép chủ nghĩa cộng sản thâm nhập dễ dàng vào Châu Á, dễ dàng hơn là ở Châu Âu”(1,36). Như vậy, theo Bác, chủ nghĩa cộng sản thâm nhập vào Châu Á dễ dàng hơn Châu Âu. Điều này hoàn toàn có căn cứ, có cơ sở khoa học.
Như chúng ta đã biết, điểm khác biệt giữa Á với Âu, Đông và Tây là ở chỗ ảnh hưởng của cái gọi là phương thức sản xuất Châu Á lâu dài, dai dẳng, đã tạo nên một đặc điểm đặc trưng của phương Đông là việc không có sở hữu tư nhân về ruộng đất, cái mà C.Mác gọi là cơ sở, còn Ph.Ăngghen gọi là chiếc chìa khoá để hiểu toàn bộ phương Đông. Trong Kinh Thư có ghi: “Phổ thiên chi hạ mạc phi vương thổ, suất hải chi tân mạc phi vương thần” nghĩa là đất đai dưới trời đâu chẳng là của vua, người trên đất đai ấy ai chẳng phải là thần dân của vua. GS. Trần Đình Hượu cho rằng cùng với chế độ “‘lãnh hữu” chứ không phải “sở hữu” và ruộng đất các nước phương Đông để tiến lên CNXH, hơn CNTB.
Nhưng để tiến lên CNXH và xây dựng thành công CNXH là hai việc khác nhau. Cái thứ nhất suy cho cùng nghiêng về tiền đề, cái thứ hai mới là mục đích Hồ Chí Minh cho rằng thắng đế quốc và phong kiến là tương đối dễ, thắng bần cùng và lạc hậu còn khó hơn nhiều, rằng cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng vĩ đại, vẻ vang nhất nhưng là cuộc cách mạng gay go nhất, phức tạp, khó khăn nhất, là cuộc chiến khổng lồ chống lại những gì cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi. Qua thực tiễn xây dựng CNXH ở nước ta trong những năm qua, chúng ta càng thấm thía tư tưởng của Người.
4. Chủ nghĩa Mác – Lênin qua lăng kính của Người trở thành một cái gì đó cực kỳ dễ hiểu, giản dị, dung dị, gần gũi đối với tất cả mọi người. Chẳng hạn, quan hệ giữa cán bộ, Đảng, Nhà nước và nhân dân được người mô tả bằng hình ảnh vô cùng quen thuộc: dân là nước, cán bộ là cá, Nhà nước, cách mạng là thuyền, đường lối là la bàn, Đảng như người cầm lái (hay trí tuệ con người cầm lái). Như chúng ta thấy, cá tách khỏi nước sẽ chết. Nước có thể chở thuyền nhưng cũng có thể lật thuyền. Thuyền không có la bàn không biết đi đâu. Thuyền không có người cầm lái thì không chuyển động. Như vậy, thật vô cùng dễ hiểu, không có dân là không có tất cả, dân là gốc, là cơ sở, nước ấy dân làm gốc.

Gốc có vững cây mới bền
Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân

Từ đó Người đưa ra tư tưởng dân là chủ, Chính phủ là đầy tớ của dân và xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân. Người cho rằng thực hiện dân chủ là chìa khoá vạn năng có thể giải quyết được mọi khó khăn. Hay một hình ảnh nữa, đoàn kết hay không đoàn kết, được Người ví như một bó đũa và một chiếc đũa đơn lẻ. Từ đó Người cho rằng đoàn kết tạo nên sức mạnh, đoàn kết là thắng lợi, là thành công.
Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công đại thành công

Bởi vậy, chủ nghĩa Mác- Lênin trở nên gần gũi với những người dân lao động bình thường. Bác giải thích thế nào là chủ nghĩa Mác -Lênin, tsách vở mà sống không có tình, có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin được, hay hết lòng, hết sức phụng sự nhân dân, phụng sự Tổ quốc, đó là chủ nghĩa Mác-Lênin. Bác cho rằng muốn giữ gìn sự trong sáng của chủ nghĩa Mác –Lênin thì trước hết tự mình phải trong sáng (xem 4,272)
5. Chủ nghĩa Mác-Lênin có bàn đến đạo đức giai cấp vô sản và giai cấp tư sản. Mặc dù đã vạch ra được những nguyên lý nền tảng của đạo đức nhưng vẫn còn khá chung chung, chưa thật cụ thể.
Giống như C.Mác phê phán Hêghen, Người cho rằng đạo đức cũ như người đầu ngược xuống đất, chân chổng lên trời. Đạo đức không phải từ trên trời rơi xuống, nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển. Đạo đức là nền tảng của người cách mạng, nó giống như gốc của cây, ngọn nguồn của sông suối. Hồ Chí Minh đã nhìn ra đạo đức có thể nhân gấp 10 lần sức mạnh con người, đã nhìn ra ở phương Đông một tấm gương có giá trị gấp trăm bài diễn thuyết, bởi vậy, Người chú trọng vấn đề đạo đức, đặc biệt xây dựng mẫu người toàn diện cả đức lẫn tài, cả tâm hồn lẫn trí tuệ và sức khoẻ, phải trung với nước, hiếu với dân, phải thương yêu con người, phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, phải có tinh thần quốc tế trong sáng. Đối với Người, nói là phải đi đôi với với làm, phải làm gương “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau” xây đi đôi với chống và phải tu dưỡng đạo đức suốt đời giống như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong.
6. Trên cơ sở phân tích tình hình xã hội phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng, Người cho rằng cuộc đấu tranh giai cấp ở đây không diễn ra giống như ở phương Tây. Vậy không giống ở điểm nào? Người cho rằng về phía Việt Nam người lao động, đó là sự không giác ngộ, sự nhẫn nhục và vô tổ chức, còn về phía bọn chủ thì không có máy móc, ruộng đồng thuộc sở hữu của những địa chủ hạng trung, hạng nhỏ và những kẻ ở đó được coi là đại địa chủ thì chỉ là những tên lùn tịt bên cạnh những người trùng tên với họ ở Châu Âu và Châu Mỹ, không có tỷ phú người An Nam. Những tên trọc phú ở đó thì ở đây chỉ là những kẻ thực lợi khá giả thôi. Cho nên, nếu nông dân chỉ sống bằng cái tối thiểu cần thiết thì đời sống của địa chủ cũng chẳng có gì là xa hoa, nếu thợ thuyền không biết mình bị bóc lột bao nhiêu thì chủ lại không hề biết công cụ để bóc lột của họ là máy móc, người thì chẳng có công đoàn, kẻ thì chẳng có Tơrớl. Người thì nhẫn nhịn chịu số phận của mình, kẻ thì vừa phải trong sự tham lam của mình, sự xung đột về quyền lợi của họ được giảm thiểu. Điều đó không thể chối cãi được. Từ đó Người kết luận: “Xã hội Đông Dương, Ấn Độ hay Trung Quốc về mặt cấu trúc kinh tế, không giống các xã hội phương Tây thời trung cổ, cũng như thời cận đại, và đấu tranh giai cấp ở đó không quyết liệt như ở đây” (1,465).
Từ phân tích về giai cấp xã hội các nước phương Đông và Việt Nam, Hồ Chí Minh đã đi gần đến cái mà C.Mác gọi là phương thức sản xuất Châu Á vốn coi trọng là tính tự trị độc lập, biệt lập của công xã. Cái đặc trưng này theo Người dẫn đến sự thiếu tin cậy lẫn nhau, từ đó là nguyên nhân gây ra sự suy yếu của các dân tộc phương Đông. Người viết: “Nguyên nhân đầu tiên đã gây ra sự suy yếu của các dân tộc phương Đông, đó là sự biệt lập. Họ hoàn toàn không biết đến những việc xảy ra ở các nước láng giềng gần gũi nhất của họ, do đó họ thiếu sự tin cậy lẫn nhau, sự phối hợp hành động và sự cổ vũ lẫn nhau (1,263).
Với tính cách đặc thù đó, Người đã đặt ra một vấn đề hoàn toàn chính xác khi cho rằng C.Mác cho ta biết sự tiến triển của các xã hội trải qua ba giai đoạn: “Chế độ nô lệ, chế độ nông nô, chế độ tư bản, và trong mỗi giai đoạn ấy, đấu tranh giai cấp có khác nhau. Chúng ta phải coi chừng! Các dân tộc Viễn Đông có trải qua hai giai đoạn đầu không?”(1,465). Bởi lẽ, ở phương Đông do ảnh hưởng của cái gọi là phương thức sản xuất Châu Á kéo dài dai dẳng từ sau khi tan rã của công xã nguyên thuỷ cho đến tận những năm đầu của thế kỷ XIX, nên xã hội ở phương Đông và Việt Nam không thật điển hình như ở phương Tây (nếu theo hệ quy chiếu phương Tây). Một số học giả khác lại cho rằng Việt Nam, Mông Cổ và cả Nga không trải qua chế độ nô lệ, thậm chí có người còn cho rằng Việt Nam không có chế độ phong kiến. Từ đó Hồ Chí Minh cho rằng tùy hoàn cảnh mà các dân tộc phát triển theo con đường khác nhau “Ta không giống Liên Xô… ta có thể đi con đường khác để tiến lên CNXH” (6, 227). Hồ Chí Minh cho rằng không thể cấm bổ sung “cơ sở lịch sử” của chủ nghĩa Mác bằng cách đưa thêm vào đó những tư liệu mà C.Mác ở thời mình không có được. Người cho rằng “xem xét lại chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử của nó, củng cố nó bằng dân tộc học phương Đông, đó chính là nhiệm vụ của các Xô viết” (1,465). Tại sao lại như vậy? Theo người: “C.Mác đã xây dựng học thuyết của mình trên một triết lý nhất định của lịch sử, nhưng lịch sử nào? Lịch sử Châu Âu. Mà Châu Âu là gì? Đó chưa phải là toàn thể nhân loại” (1,465). Qua đây ta đã thấy Người đã phát triển chủ nghĩa Mác trong điều kiện cụ thể của các nước phương Đông và Việt Nam như thế nào. Điều này hoàn toàn xa lạ với cái gọi là khuynh hướng xét lại chủ nghĩa Mác.
Ngày nay trong công cuộc CNH-HĐH, thiết nghĩ những người giảng dạy và nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin học tập tinh thần phát triển sáng tạo ở Người để góp phần nhanh chóng đưa nước ta đến mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh.
________________________________________
1. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1995.
2. C.Mác-Lênin và Ph.Ăngghen, Chủ nghĩa Mác, Nxb Sự thật, Hà Nội 1958.
3. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1995.
4. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1995.
5. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1995.
6. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2000.
 
* Nghiên cứu – Lưu trữ về Hồ Chí Minh
1.Bảo tàng HCM & Các chi nhánh
http://www.baotanghochiminh.vn
2.BQL Di tích Lăng Chủ tịch HCM
http://bqllang.gov.vn
2B.Website khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch
http://www.ditichhochiminhphuchutich.gov.vn/Default.aspx
3.Viện HCM & Các lãnh tụ (Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh)
http://www.npa.org.vn/
4.Tạp chí Cộng sản
http://www.tapchicongsan.org.vn/listcontent.asp?Object=3437480
5.Báo Điện tử Đảng CS VN
http://dangcongsan.vn/tiengviet/tulieuvankien/4lanhtu/details.asp?topic=3&subtopic=91&leader_topic=7&id=BT1160331632
6.Tạp chí Ban Tuyên giáo
http://tuyengiao.vn/Home/Hochiminh.aspx 
* Chuyên đề về Hồ Chí Minh

1.Bác Hồ kính yêu:
http://hanoi.vnn.vn/chuyen_de/1905/index.htm
http://home.vnn.vn/chuyen_de/9905/index.html
2.TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh/ Tuổi trẻ Làm theo lời Bác
http://www.doanthanhnien.org.vn/cuocvandong
3.Thông tấn xã VN
http://www.vnagency.com.vn/TrangChu/Sựkiện/tabid/162/itemid/222058/Default.aspx
4. Theo gương Bác – Báo Tuổi trẻ
http://www3.tuoitre.com.vn/TheoguongBac
5.Việt Nam net
http://vietnamnet.vn/chinhtri/hoctaphcm/ 
* Sách về Hồ Chí Minh

1.Nxb Chính trị Quốc gia
http://nxbctqg.Org.vn
2.Nxb Trẻ
http://www.nxbtre.com.vn/search.php?cid=0&fkeyword=Bác%20Hồ&which=book&itemperpage=5&search_in=all&start=0
3.Nxb Thông tấn
http://sachthongtan.com.vn/list_product.aspx?cid=413 
* Quốc tế:
1. Wikipedia về Hồ Chí Minh
http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%93_Ch%C3%AD_Minh 
Các từ khóa chung cho site TheheHoChiMinh.net
Hồ Chí Minh, Bác Hồ, Nguyễn Ái Quốc, Trần Dân Tiên, T.Lan, Tân Sinh, X.Y.Z, Trần Lực, Văn Ba, Chen Vang, Lin, Lý Thụy, Thầu Chín, Tống Văn Sơ, Hồ Quang, P.C.Line, Nguyễn Tất Thành, Paul Tat Thanh, Nguyễn Sinh Cung, Nguyễn Sinh Côn
Tư tưởng Hồ Chí Minh, Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc, Tư tưởng Hồ Chí Minh về đảng cộng sản, Tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh, Tư tưởng nhân văn đạo đức Hồ Chí Minh…
Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh,
Nghị quyết UNESCO về Hồ Chí Minh, Danh nhân văn hóa Hồ Chí Minh, Tạp chí TIME viết về Hồ Chí Minh, 100 người ảnh hưởng nhất thế kỷ XX,
OSS và Hồ Chí Minh,
Chiến tranh Việt Nam, Cách mạng tháng Tám, Nông dân chống thuế Trung kỳ 1908
Hồ Chí Minh toàn tập, Tác phẩm Hồ Chí Minh
Yêu sách 8 điểm, Bản án chế độ thực dân Pháp, Báo Thanh Niên, Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội, Đường kách mệnh, Cương lĩnh chính trị 2-1930, Nhật ký trong tù, Tuyên ngôn độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Không có gì quý hơn độc lập tự do, Di chúc,

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Lên đầu trang